Ông vua cuối cùng của nhà Trần là ai? Nhà Trần thành lập năm bao nhiêu?
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam chúng ta luôn tự hào và ca tụng thời nhà Trần có rất nhiều vị vua anh hùng như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông đã lãnh đạo nhân dân 3 lần đánh tan quân giặc ngoại xâm tạo nên một cơ nghiệp nhà Trần hưng thịnh, bờ cõi vững chắc. Nhưng đến năm 1398 Trần Đế lên ngôi nhà Trần chính thức bị thao túng vậy ông vua cuối cùng của nhà Trần là ai? Nhà Trần thành lập năm bao nhiêu? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây
Contents
- 1 Nhà Trần thành lập năm bao nhiêu?
- 2 Nhà Trần có mấy vị vua?
- 2.1 1. Trần Thái Tông (1225 – 1258)
- 2.2 2. Trần Thánh Tông (1258 – 1278)
- 2.3 3. Trần Nhân Tông (1278 – 1293)
- 2.4 4. Trần Anh Tông (1293 – 1314)
- 2.5 5. Trần Minh Tông (1314 – 1329)
- 2.6 6. Trần Hiến Tông (1329 – 1341)
- 2.7 7. Trần Dụ Tông (1341 – 1369)
- 2.8 8. Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)
- 2.9 9. Trần Duệ Tông (1372 – 1377)
- 2.10 10. Trần Phế Đế (1377 – 1388)
- 2.11 11. Trần Thuận Tông (1388 – 1398)
- 2.12 12. Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)
Nhà Trần thành lập năm bao nhiêu?
Nhà Trần thành lập năm bao nhiêu? Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, các thế lực phong kiến nổi dậy khắp nơi chống lại triều đình. Lúc này nhà Lý bắt buộc phải dựa dẫm vào sức mạnh của họ Trần, vua Lý Chiêu Hoàng ( 7 tuổi ) bị ép nhường ngôi lại cho Trần Thái Tông năm 1225 và sự nghiệp nhà Trần bắt đầu từ đây. Tuy lên ngôi nhưng mọi quyền lực và hy vọng đều đặt hết lên vai Trần Thủ Độ.
Đây là triều đại được nhân dân biết đến với nhiều chiến công hiển hách lập rất nhiều công lao to lớn trong việc đánh đuổi giặc xâm lăng. Triều đại có lịch sử tồn tại từ 1225 đến 1400. Trải qua rất nhiều đời vua, triều đình nhà Trần đã để lại dấu ấn vô cùng to lơn trong nên lịch sử nước nhà.
Nhà Trần có mấy vị vua?
Nhà Trần có mấy vị vua? Trải qua 175 năm giai đoạn từ 1225 đến 1400 nhà Trần đã qua 12 đời vua bao gồm:
1. Trần Thái Tông (1225 – 1258)
Tên thật là Trần Cảnh, ông chính là tiên đế xây móng đầu tiên cho sự nghiệp nhà trần. Cũng là người có chính sách chiến lược chính trị cực kì tốt. Ông chia nước Đại Việt ra làm 12 lộ. Mỗi lộ đặt quan cai trị là An phủ sứ. Về học vấn, năm Nhâm Thìn (1232) mở khoa thi Thái Học Sinh (thi Tiến Sĩ). Đến năm 1247 đặt Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Về chính sách đối ngoại. Do quân giặc thường sang cướp phá nước ta nên năm Nhâm Tư (1252) vua Trần Thái Tông ngự giá thân chinh, bắt được vương phi nước Chiêm Thành tên là Bố Gia La và nhiều quân dân nước ấy. Còn với nước Mông Cổ, sau hàng loạt chiến thắng khắp nơi trên thế giới, tướng Mông Cổ là Hốt Tất Liệt sai sứ sang dụ vua Trần đầu hàng. Nhưng Trần Thái Tông liền truyền lệnh bắt giam sử giả và nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống lại quân thù.
Trần Thái Tông đương quyền 33 năm, nhường ngôi 19 năm thì mất, hưởng thọ 60 tuổi (1218 – 1277).
2. Trần Thánh Tông (1258 – 1278)
Tên thật là Trần Hoảng, đích tử của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lư thị. Được biết Ông là vị vua nhân từ độ lượng, yêu thương con dân.
Trong việc cai trị đất nước vua khuyến khích khai hoang đất, mở mang điền trang thái ấp bằng việc chiêu tập những người tha hương, nghèo đói lưu lạc, giúp họ ổn định chỗ ăn, chỗ ngủ. Việc học hành cũng được nhà vua khuyến khích bằng cách mở khoa thi để lựa chọn nhân tài mà trọng dụng.
Đối với chính sách đối ngoại: trong lúc Nguyên đã thôn tính xong toàn bộ Trung Quốc của nhà Tống và đang chuẩn bị thôn tính Đại Việt. Chúng đã sai sử giả sang sắc phong vương cho vua Trần Thánh Tông đồng thời bắt dân ta phải cống nạp hàng năm. Tuy Trần Hoảng đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhưng bảo vệ danh dự và nền độc lập cho Tổ quốc thì ông đã âm thầm cho quân lính tập luyện ngày đêm, chiêu mộ thêm quân sĩ, tích trữ lương thực, chế tạo vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần hai.
Trần Thánh Tông kế vị 21 năm, mất năm 51 tuổi (1240 – 1290).
3. Trần Nhân Tông (1278 – 1293)
Tên thật là Trần Khâm, con trai trưởng của Trần Thánh Tông và bà Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Ông là vị vua nho nhã, dễ gần, quyết đoán, hết lòng vì con dân. Trong thời gian Nhân Tông đương quyền, nước Đại Việt đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách, quân giặc thì lăm le bờ cõi. Nhưng ông đã không ngừng cải tiến và thúc đẩy nền văn học nước nhà.
Về chính sách đối ngoại, nhờ sự cứng rắn và thông minh hơn người cộng với sự trông coi bờ cõi từ đời tiên đế vua Trần Nhân Tông đã cai quản nước nhà vô cùng phát triển và hưng thịnh. Từ 1285 đến năm 1288, hai lần quân Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta đều bị đánh bại.
Sau 14 năm đương nhiệm, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, làm Thượng hoàng 5 năm rồi đi tu, trở thành thuỷ tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngoạ Vân núi Yên Tử (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), hưởng thọ 51 tuổi (1258 – 1308).
4. Trần Anh Tông (1293 – 1314)
Tên thật là Trần Thuyên, con trai trưởng của vua Trần Nhân Tông và bà Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu. Do được thừa hưởng sự cai trị tốt đẹp từ đời trước nên khi kế nhiệm vua Trần Anh Tống đã giữ và xây dựng cuộc sống dân an, thái bình, chính trị được tốt đẹp, chế độ xã hội ngày càng thịnh vượng. Cùng với đó, trong triều đình có nhiều người hết lòng phò tá như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão hết. Việc học hành, cải thiện văn hóa mở mang rộng rãi, nên hội tụ và chiêu nạp nhiều người tài giúp việc triều đình như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn.
Về chính sách đối ngoại, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, phía bắc đất nước được yên, nhưng ở phía tây nam, quân Ai Lao (Lào) thường sang quấy nhiễu mạn Thanh Hoá, Nghệ An. Vua Trần Anh Tông phái tướng quân Phạm Ngũ Lão đi đánh ba, bốn lần cho nên phía Thanh – Nghệ mới dẹp được quân thù làm yên bờ cõi. Đối với nước Chăm Pa, năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa là Chế Mân. Chế Mân dâng lại châu Ô và châu Lư. Vua Trần đổi là Thuận Châu và Thuận Hoá.
5. Trần Minh Tông (1314 – 1329)
Tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông và bà Chiêu Hiến Hoàng Thái hậu Trần thị (con gái của Bảo nghĩa đại vương Trần Bình Trọng). Ông biết quý trọng nhân tài nên có nhiều hiền thần dưới trướng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài. Việc chính trị cai quản trong nước thì ông đã đưa ra một số quy định mới, năm Ất Mão (1315) lập lệ cấm người trong họ không được đi thưa kiện nhau, năm Bính Thìn (1316) duyệt định văn vơ quan cấp, năm Quý Tỵ (1323) mở khoa thi Thái Học Sinh.
6. Trần Hiến Tông (1329 – 1341)
Tên thật là Trần Vượng, con thứ của vua Trần Minh Tông và bà Minh Từ Hoàng Thái phi Lê thị. Ông lên ngôi vua khi còn rất nhỏ (10 tuổi ) mọi việc trong triều chính và quyền binh đều được Thượng hoàng Trần Minh Tông nhất chính. Thời gian đó tại vùng Đà Giang (vùng Tây Bắc ngày nay) có Mường Ngưu Hống nổi loạn, Thượng hoàng phải thân chinh đi đánh giặc. Quân giặc tuy thua thất thế nhưng không trừ hết được tận gốc, mãi đến năm Đinh Sửu (1337), tướng nhà Trần là Hưng Hiếu, được đầu lĩnh là Mường Ngưu Hống thì lũ giặc loạn mới hoàn toàn bị vùi dập.
Trần Hiến Tông đương vị 12 năm, hưởng thọ 23 tuổi (1319 – 1341).
7. Trần Dụ Tông (1341 – 1369)
Do vua Trần Hiến Tông không có con, Thượng hoàng Trần Minh Tông lập người em của Trần Hiến Tông là Trần Hạo lên làm vua, tức vua Trần Dụ Tông. Ông là con thứ 10 của Trần Minh Tông và bà Hiến Từ Hoàng hậu.
khi mới đầu Trần Dụ Tông làm ngôi vua, do mọi việc đều do Thượng hoàng Trần Minh Tông quyết định cả nên chính sự được suôn sẻ, thuận lợi. Sau khi Thượng hoàng mất, các hiền thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng ra đi, bọn gian thần cấu kết với nhau tạo thành bè phái nhằm lật đổ ngôi vua. Trần Dụ Tông thì ăn chơi, hưởng lạc không quan tâm đến việc triều chính khiến cho triều chính đổ nát, giặc giã nổi nên lên, nhân dân trăm vạn cực khổ. Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy sụp từ đây.
Trần Dụ Tông đảm ngôi 28 năm, mất năm 34 tuổi (1336 – 1369).
8. Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)
Tên thật là Trần Phủ, con thứ của vua Trần Minh Tông và bà phi họ Lê. Ông là vị vua nhu nhược, không có chính kiến, việc gì cũng để cho ông ngoại là Lê Quý Ly quyết đoán cả. Lê Quý Ly có hai người cô lấy vua Trần Minh Tông. Một người sinh ra vua Trần nghệ Tông, một người sinh ra Trần Kính (sau là vua Trần Duệ Tông). Vì thế, Lê Quý Ly được vua Trần Nghệ Tông hết mực tin tưởng và giao phó.
Làm vua được 3 năm, đến năm Nhâm Tư (1372), Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính, rồi lui về phủ Thiên Trường làm Thượng hoàng được 22 năm thì mất, thọ 74 tuổi (1321 – 1394).
9. Trần Duệ Tông (1372 – 1377)
Tên thật là Trần Kính, con thứ của Trần Minh Tông và bà Đôn Từ Hoàng Thái phi. Duệ Tông lên ngôi, nhưng binh quyền vẫn ở trong tay Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Chính sách trong nước, năm Giáp Dần (1374) mở khoa thi Tiến sĩ (trước là thi Thái Học Sinh, giờ đổi là thi Tiến Sĩ). Về chính sách ngoại giao, năm Bính Thìn (1376), quân nước Chiêm Thành lại sang quấy phá ở Hoá Châu, vua Trần Duệ Tông đích thân đi đánh giặc nhưng bị tử trận và thua to. Trần Duệ Tông đảm ngôi 5 năm, thọ 41 tuổi (1337 – 1377).
10. Trần Phế Đế (1377 – 1388)
Trần Nghệ Tông nhận được tin vua Trần Duệ Tông tử trận phương Nam, liền đưa con trưởng của Duệ Tông là Trần Phế Đế lên ngôi.
Trần Phế Đế là vị không tài, không đức, phụ thuộc vào người khác nên uy quyền ngày càng về tay Lê Quý Ly. Trong nước bấy giờ dân tình đói khổ, khắp nơi lầm than, su thuế ngày càng cao. ở ngoài bờ cõi thì quân Chiêm Thành vào làm loạn. Nhà Minh thường cho sứ đi lại đòi cống nạp và yêu cầu nhiều chính sách. Năm Giáp Tư (1384), Minh Thành Tổ đòi ta phải cống cây giống quý, phải nộp lương thực nhằm thăm dò thực lực nước ta. Trần Phế Đế kế vị vua 11 năm, đến năm 28 tuổi thì mất (1361 – 1388).
11. Trần Thuận Tông (1388 – 1398)
Tên thật là Trần Ngưng, con út của Trần Nghệ Tông. Tuy làm vua nhưng mọi quyền hành trong triều đình đều do Lê Quý Ly quyết đoán. Bên ngoài thì nhân dân nổi lên làm loạn. Về ngoại giao, quân Chiêm Thành ngày ngày đánh phá. Quân ta dưới sự chỉ huy của Trần Khắc Chân đã đánh bại quân Chiêm Thành, giết được vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga.
Trần Thuận Tông làm vua được 10 năm, mất năm 21 tuổi (1379 – 1399).
12. Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)
Lê Quý Ly bắt Trần Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thái tử án. Thái tử bấy giờ mới có 3 tuổi, tức là Trần Thiếu Đế. Lê Quý Ly tự xưng làm Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, âm mưu sai người giết chết Trần Thuận Tông.
Ngày 28 tháng 2 năm 1400, Lê Quý Ly ép Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho mình. Nhà Trần, kể từ Trần Thái Tông (1225 – 1258) đến Trần Thiếu Đế (1398 – 1400) là 12 đời vua, duy trì được 175 năm.
Có thể thấy trải qua 175 năm kéo dài, nhà Trần đã tạo dựng nên một cơ ngơi vẻ vang, hào hùng. Người lập nền móng cho nhà Trần là Trần Thái Tông, ông có chính sách đối ngoại cực kì sáng suốt và chiến lược phát triển lâu dài vì thế mà những đời vua kế tiếp của nhà Trần đã gây dựng nên nhiều chiến công ghi danh sử sách. Nhưng do đến cuối của thời nhà Trần do bị thao túng cộng với vị vua cuối cùng của nhà Trần (Trần Thiếu Đế )nhỏ tuổi nên nhà trần đã đi vào thời kì sụp đổ. Vậy qua bài viết trên chắc hẳn ai cũng biết Ông vua cuối cùng của nhà trần là ai. Hãy cùng chúng tôi cập nhật thêm thông tin để hiểu hơn về lịch sử nhà Trần.
Xem thêm: Chồng Bảo Thy là ai? Cuộc sống của Bảo Thy sau khi lấy chồng
Nhân Vật -