Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai trong lịch sử?

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai? Vào những năm 1883 đến năm 1885, phong trào kháng chiến chống Pháp đã diễn ra ở Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Hãy cùng theo bài viết dưới đây để hiểu thêm về người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này nhé!

Contents

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Khởi nghĩa ở Bãi Sậy, một cuộc khởi nghĩa được nổi lên từ những người nông dân, diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. Mục đích cuộc khởi nghĩa này nổ ra là để chống giặc Pháp và dân tộc ta được giải phóng khỏi áp bức bóc lột. Nguyên nhân nào mà cuộc khởi nghĩa này lại nổ ra. Vào năm 1885 lúc quân của triều đình cùng nổi lên để tấn công bọn thực dân Pháp tại Huế nhưng bị thua cuộc. Khiến cho vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất Thuyết bỏ chạy ra Tân Sở ở Quảng Trị. Vào thời điểm này tại Quảng Trị, Tôn Thất Thuyết đã mượn vua danh nghĩa để phát chiếu Cần Vương, mục đích để vận động người dân nổi lên chống thực dân Pháp. Trước lời kêu gọi này thì những cuộc nổi dậy đã xảy ra, và đặc biệt nhất chính là ba cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Bãi Sậy được ông Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy và lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê do ông Phan Đình Phùng lãnh đạo, còn cuộc khởi nghĩa Hưng Hóa được lãnh đạo bởi ông Nguyễn Quang Bích. Cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta diễn ra ở thời điểm cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa diễn ra kéo dài từ năm 1883 cho đến năm 1982 rồi dừng lại và kết thúc. Ở giai đoạn trước khi chiếu Cần Vương được ra đời, khi quân Pháp đã chiếm được Nam Kỳ thì chúng nhanh chóng cho quân tiến ra Bắc để tiếp tục xâm chiếm miền Bắc chúng ta. Nhà Nguyễn thấy tình hình này cho nên đã lệnh dừng chiến đấu nhưng ông Nguyễn Thiện Thuật vẫn kiên định quyết làm trái lệnh và đánh bọn giặc Pháp. Vào tháng 8 năm 1883, Pháp đã chiếm đóng tại Hải Dương, ông Nguyễn Thiện Thuật đã mang quân kéo lên kết hợp cùng Hoàng Tá Viêm để chống lại bọn thực dân Pháp tại Tây Sơn. Bọn giặc Pháp thất bại việc chiêu mộ quân để chiếm lấy các tỉnh ly. Cuối năm đó, một hiệp ước đã ký kết đó là Harmand, phía nhà Nguyễn đã hạ lệnh rút quân lính về sau khi hiệp ước được ký. Nhưng vào thời điểm này thì ông Nguyễn Thiện Thuật đã đưa quân lính cùng với ông Nguyễn Quang Bích lên Tuyên Quang để giữ an toàn cho thành. Hai thành như Lạng Sơn và Hưng Hóa bị thất thủ thì Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc trang bị thêm nguồn lực để đánh giặc. Cuộc chiến kinh thành Huế bị thất bại thì ông Tôn Thất Thuyết đã bảo vệ và đưa vua chạy sang Tân Sở để trốn, đây là giai đoạn hưởng ứng chiếu Cần Vương. Vua Hàm Nghi đã chính thức hạ chiếu Cần Vương vào tháng 7 năm 1885. Năm 1885 quân ta đã vượt qua sông Hồng để đánh các địa phận như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa. Đến rạng sáng ngày 29 của tháng 9 thì quân lính ở Bãi Sậy tiến công vào khu vực cổng thành Hải Dương khiến quân lính Pháp phải điều thêm hai quả pháo ở sông Thái Bình. Một đồn của Pháp tại Cầu Đuống đã bị quân ta tấn công vào ngày 26 tháng 6 năm 1886. Người chỉ huy là Nguyễn Thiện Thuật đưa quân tiến đánh để lấy lại thành ở Hải Dương và giành lại các làng ở xung quanh đó vào tháng 9 năm 1885. Bởi lực lượng quân ta vẫn chưa đủ mạnh cho nên phải rút quân. Cuộc khởi nghĩa này vẫn tiếp tục cho đến tháng 6 năm 1889, cuộc khởi nghĩa kéo dài đã mang về không ít các cuộc thắng lợi, chưa từng thất bại một trận nào trước bọn thực dân Pháp.

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai?

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ông Nguyễn Thiện Thuật. Ông là người con cả trong một gia đình nhà nho nghèo, là hậu duệ của Nguyễn Trãi đời thứ 30. Quê ông Nguyễn Thiện Thuật ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Tuy là cha của ông, làm nghề dạy học. Ông Nguyễn Thiện Thuật có hai người em trai là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế. Hai người em trai của ông cũng cùng ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa ở Bãi Sậy. Ông đỗ Tú Tài vào năm 1874, và cũng có công lao đánh giặc cho nên đã được triều đình của nhà Nguyễn cử làm Bang biện. Vào năm 1876 tiếp tục con đường học ông đã tham gia vào kỳ thi nho học và cũng gặt hái thành quả khi đỗ cử nhân và sau đó cũng đỗ tiếp Đình Nguyên Tiến sĩ. Là người thông minh, tài giỏi ông đã được thăng chức làm Tri phủ ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhân dân gọi ông là Tán Thuật bởi vì sau này ông lại may mắn được bổ nhiệm vào vị trí Tán tương quân vụ ở Hải Dương. Ông Nguyễn Thiện Thuật sau đó cũng giữ rất nhiều chức vụ khác như: Năm 1881 ông giữ chức Chánh sứ sơn phòng tại tỉnh Hưng Hóa và chức Tán tương quân vụ ở Sơn Tây. Làm một quan công minh, thanh liêm và có tài cai trị. Năm 1882 đến năm 1883 bọn thực dân Pháp sang nước ta đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai, trước sự đầu hàng của nhà Nguyễn thì Nguyễn Thiện Thuật đã phản lệnh và đưa ra quyết tâm phải đánh bay giặc Pháp. Từ khi vua Hàm Nghi bị bắt và bị lưu đày sang Châu Phi thì cuộc khởi nghĩa suy yếu và dần tan rã. Các tướng bị sát hại và truy kích, ông Nguyễn Thiện Thuật bị quân địch dụ nhưng không thành, ông đã giao cho em trai ông là Nguyễn Thiện Kế sang Trung Quốc để mưu tính một cuộc vận động khác mới hơn. Tuy nhiên, sự nghiệp ông chưa thành công thì ông đã bị bệnh và chết vào ngày 25 tháng 5 năm 1926, ông được an táng ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2005 hài cốt của ông Nguyễn Thiện Thuật đã được địa phương và dòng họ ở quê nhà đưa về an táng tại huyện Mỹ Hào.

Địa bàn khởi nghĩa Bãi Sậy

Địa bàn hoạt động cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ở Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nước ta.

Khởi nghĩa Bãi Sậy kết quả

Cuộc khởi nghĩa ở Bãi Sậy đang dần bước vào giai đoạn cuối. Vào năm 1888, vua Hàm Nghi bị đày đến tận Châu Phi. Sau đó thì phong trào Cần Vương bắt đầu rơi vào giai đoạn yếu kém. Càng ngày quân Pháp càng lập được nhiều đồn xung quanh Bãi Sậy, dần dần quân của khởi nghĩa Bãi Sậy cũng suy yếu đi. Tháng 7 năm 1889, bọn thực dân Pháp đã bao vây, tập trung lực lượng rồi tiến công đánh quân ta ở Trại Sơn. Tiếp tục lực lượng Bãi Sậy phải rút lui và chuyển qua vị trí khác. Quân Pháp thấy vậy thì chúng cố gắng thắt chặt và đẩy mạnh đánh chiến. Tinh thần cuộc khởi nghĩa quân ta cũng bị tổn hại rất nặng nề, tinh thần để chiến đấu từ đó cũng suy giảm. Mãi đến năm 1892, khi thủ lĩnh cuối của khởi nghĩa Bãi Sậy bị sát hại là Đốc Vinh thì lực lượng khởi nghĩa mới chính thức bị tan rã. Từ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đã cho người dân thấy được tinh thần yêu nước và cũng đồng thời khích lệ tinh thần về giải phóng dân tộc.

Điểm yếu nhất về căn cứ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là gì?

Điểm yếu lớn nhất của khởi nghĩa ở Bãi Sậy đó là: Căn cứ ở Bãi Sậy không có thành lũy che chắn, cộng sự cho nên đây là căn cứ không thể thủ mãi. Khởi nghĩa được kết thúc sớm do bị quân Pháp đàn áp. Tùy rằng đây là cuộc chiến bền bỉ nhưng đã bị mất dần lực lượng. Phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy vì mang tính chất là tự vệ và tự phát cho nên đã bị thất bại.

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai? Bài viết trên đã cung cấp nội dung người lãnh đạo của khởi nghĩa Bãi Sậy chính là ông Nguyễn Thiện Thuật, hãy đọc bài viết trên để biết thêm về ông cũng như thông tin về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nhé!

Xem Thêm Con gái Hải Bánh là ai? tại đây

Kiến Thức -