Vị tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai?

Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai? Là một công dân Việt Nam, chúng ta đều biết về những người đứng đầu của đất nước. Khi xem các chương trình thời sự thì vị trí chủ tịch nước hay tổng bí thư đều được nhắc đến. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được ai là tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta nhé!

Contents

Tổng bí thư là ai?

 

Tổng bí thư là người đứng đầu Đảng, Đảng là một lực lượng có nhiệm vụ lãnh đạo nhà nước cùng xã hội. Đảng có sự gắn bó rất mật thiết với nhân dân đồng thời cũng phục vụ người dân, và chịu sự giám sát từ người dân, chịu trách nhiệm của mình khi đưa ra mọi quyết định trước nhân dân. Tổng bí thư cũng gọi là bí thư quân ủy trung ương và trưởng ban về chỉ đạo trung ương phòng và chống tham nhũng.

Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai?

Hành trình hoạt động cách mạng của ông đã mang rất nhiều bí danh, ông Trần Phú chính là tổng bí thư thứ nhất của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ông sinh vào ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại tỉnh Phú Yên, nguyên quán là ở tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi bố và mẹ ông lần lượt ra đi ở Phú Yên thì ông đã về Quảng Trị sống cùng với người anh và người chị ruột của ông. Vào năm 1914 ông được một người là hàng xóm giúp ông ra Huế học. Đồng chí Trần Phú đã cố gắng chăm chỉ học tập, đến mùa hè năm 1922 ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung do Trường Quốc Học Huế đứng ra tổ chức. Rồi ông tham gia vào công tác giảng dạy ở trường tiểu học ở Nghệ An. Tham gia vào việc sáng lập Hội Phục Việt, đây là một tổ chức có lòng yêu nước và cách mạng năm 1925 sau một thời gian thì hội được đổi qua cái tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng. Vào tháng 1 năm 1930 thì những người trong phái Tân Việt này đã đứng lên và thành lập nên Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn. Ngày 11 tháng 11 năm 1924, chủ tịch nước Nguyễn Ái Quốc sau chặng đường nhiều năm đi tìm đường để cứu nước từ Liên Xô trở về Quảng Châu nước Trung Quốc. Việc trở về này nhằm xúc tiến về việc chuẩn bị chính trị và tư tưởng, chính thức tổ chức cho sự ra đời của giai cấp công nhân nước ta. Ở Quảng Châu tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã lập ra Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, đây là tổ chức đầu tại Việt Nam có xu hướng là xã hội chủ nghĩa. Để hiểu được đường lối của hội cho nên hội đã cử đồng chí Trần Phú sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ và đồng thời để tham gia vào lớp tập huấn chính trị. Trần Phú đã gặp Bác và được kết nạp vào đó, sau đó Trần Phú có quay về nước nhưng rồi lại quay lại Quảng Châu tháng 1 năm 1927. Đồng chí Trần Phú tiếp tục được cử đi học và được đào tạo tại nơi đào tạo cán bộ cho Quốc Tế Cộng Sản, học ở đó từ tháng 1 năm 1927 đến tháng 11 năm 1929 rồi được nghiên cứu luận cương cuối cùng ông đã vạch ra được đường lối cho phong trào cách mạng. Tháng 4 năm 1039 ông đã tới Hải Phòng và đi khảo sát tình hình thực tế ở các địa phương nơi đây để có thể nắm rõ được tình hình. Đầu tháng 7 năm 1930 sau khi khảo sát xong ông lại từ Hòn Gai quay về Hà Nội, được thêm vào trung ương lâm thời và được đến làm việc ở nhà số 90 phố Thợ Nhuộm. Tháng 7 năm 1930 ông tiếp tục được bầu vào trung ương lâm thời. Tháng 10 năm 1930 ông được trình bày luận cương chính trị. Luận cương đã xác định rõ ràng nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Đông Dương chính là đánh bại được bọn đế quốc Pháp, bọn phong kiến và địa chủ. Luận cương được thảo luận sôi nổi tại Hội Nghị Trung Ương năm 1930 và cũng đã được nhất trí thông qua. Cũng ở hội nghị này ông Trần Phú chính thức được bầu lên vị trí tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Đông Dương, chính thức là vị tổng bí thư đầu tiên của nước ta.

Tổng bí thư lâu nhất Việt Nam

Việt Nam có 12 tổng bí thư, tổng bí thư Lê Duẩn là tổng bí thư lâu đời nhất Việt Nam với 25 năm, 303 ngày. Đây là vị tổng bí thư thứ 7 có tên gọi khác là Lê Nhuận hay Anh Ba, ông sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907 và mất vào ngày 10 tháng 7 năm 1986. Quê quán ở huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Tại Đại hội III vào năm 1960, thay mặt Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ông Lê Duẩn được đọc báo cáo chính trị và được bầu làm tổng bí thư. Sau 15 năm trên cương vị tổng bí thư đồng chí đã kiên định đường lối về độc lập, tự chủ, tranh thủ được sự viện trợ và sự giúp đỡ, đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo của nhân dân và lực lượng vũ trang.

Tổng bí thư qua các thời kỳ

Ông Trần Phú

Đầu tiên là tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam Trần Phú, quá trình công tác của ông như sau: 1922 ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung. 1925 ông tham gia vào Hội Phục Việt tại thành phố Vinh sau đó là Hội đổi tên thành Tân Việt CM Đảng. 1926: Ông sang Quảng Châu để bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam CM Thanh Niên. Năm 1927 ông học tại trường ĐH Lao Động CS Phương Đông với bí danh là Licơ Vây. Năm 1928 tham dự vào Đại Hội VI của Quốc Tế Cộng Sản. Ngày 12 tháng 1 năm 1999 hài cốt của ông được dời về quê hương ông là Hà Tĩnh để an táng.

Ông Lê Hồng Phong

Thứ hai là tổng bí thư Lê Hồng Phong họ tên đầy đủ là Lê Huy Doãn ông sinh năm 1902 và mất vào ngày 6 tháng 9 năm 1942. Quê ở tỉnh Nghệ An, ông giữ chức vụ tổng bí thư từ tháng 3 năm 1935 đến tháng 7 năm 1936.

Ông Hà Huy Tập

Thứ ba là ông Hà Huy Tập, ông sinh ngày 24 tháng 4 năm 1906 và mất vào ngày 28 tháng 8 năm 1941. Quê ông ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Ông Hà Huy Tập giữ chức vụ tổng bí thư từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.

Ông Nguyễn Văn Cừ

Thứ tư là Nguyễn Văn Cừ, ông sinh ngày 9 tháng 7 năm 1912, ngày mất là 28 tháng 8 năm 1941, sinh ra tại Bắc Ninh. Giữ chức vụ tổng bí thư nước ta từ tháng 3 năm 1938 đến tháng 1 năm 1940.

Ông Trường Chinh

Thứ năm là tổng bí thư Trường Chinh, họ tên đầy đủ của ông là Đặng Xuân Khu. Ông sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907 và mất vào ngày 30 tháng 9 năm 1988, quê ông ở Nam Định. Ông giữ chức vụ khóa II (từ tháng 5 năm 1941 đến tháng 10 năm 1945), khóa V (từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 12 năm 1986).

Ông Lê Duẩn

Thứ sáu là đồng chí Lê Duẩn, tên đầy đủ của ông là Lê Văn Nhuận, ông sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907 mất ngày 10 tháng 7 nam 1986. Quê ở Quảng Trị, giữ chức vụ bí thư thứ nhất của Ban Chấp Hành Trung Ương từ tháng 9 năm 1960 đến tháng 12 năm 1976. Và giữ chức vụ tổng bí thư từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 7 năm 1986.

Ông Nguyễn Văn Linh

Thứ bảy, ông Nguyễn Văn Linh, họ tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cúc, ông sinh ngày 1 tháng 7 năm 1915 và mất vào ngày 27 tháng 4 năm 1998, quê ở Hưng yên. Ông giữ chức vụ tổng bí thư Đảng khóa VI cùng các chức vụ khác.

Ông Đỗ Mười

Thứ tám là ông Đỗ Mười, họ tên đầy đủ của ông là Nguyễn Duy Cống, ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917, mất vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, quê ở thành phố Hà Nội. Giữ vị trí tổng bí thư từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997.

Ông Lê Khả Phiêu

Thứ chín là ông Lê Khả Phiêu, ông sinh ngày 27 tháng 12 năm 1931 và ngày mất là 7 tháng 8 năm 2020, ngày gia nhập Đảng là 19 tháng 6 năm 1949, quê ở Thanh Hóa. Nắm giữ chức tổng bí thư từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001.

Ông Nông Đức Mạnh

Thứ mười là ông Nông Đức Mạnh, ông sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940, ngày gia nhập Đảng là 5 tháng 7 năm 1963, quê ở Bắc Kạn. Làm tổng bí thư Đảng khóa IX và X từ tháng 4 năm 2001 tới tháng 1 năm 2011.

Ông Nguyễn Phú Trọng

Cuối cùng là ông Nguyễn Phú Trọng, ông sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944, ngày tham gia Đảng là 19 tháng 12 năm 1967, quê ông ở Hà Nội. Làm tổng bí thư các khóa XI, XII, XIII từ tháng 1 năm 2011 cho đến thời điểm hiện nay.

Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là ai? Đó chính là ông Trần Phú, trong suốt thời gian hoạt động với cách mạng thì ông đã làm rất tốt vai trò của mình, hãy đọc bài viết trên đây để biết thêm về vị tổng bí thư đầu tiên của nước Việt Nam ta nhé!

Xem Thêm BTS là ai? tại đây

Tin Tức -