Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông-lâm-thủy sản tốt nhất?

Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông, lâm, thủy sản? Tạo ra được sản phẩm là quá trình vô cùng dài nhưng để bảo quản được sản phẩm mới là quan trọng và khó nhất. Có rất nhiều cách để bảo quản nông, lâm, thủy sản nhưng để chọn được cách tối ưu nhất mới là quan trọng. Vậy những hoạt động nào đảm bảo được sản phẩm của nông, lâm, thủy sản? Hãy đọc bài viết sau!

Contents

Nông, lâm, thủy sản là gì?

Nông sản là loại hàng hóa thiết yếu đối với đời sống của con người. Nông sản đơn giản được hiểu là sản phẩm nông nghiệp mà người nông dân sản xuất hơn với mục đích là thu hoạch sau đó bán ra ngoài thị trường. Nông sản có phạm vi rất rộng, điển hình như gạo, cafe, chè,.. Nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm là điều cần thiết nhất. Khi điều kiện tự nhiên không phù hợp với môi trường sống của cây thì nó sẽ không cho ra được sản phẩm chất lượng cũng như năng suất thấp.

Lâm sản là tất cả các sản phẩm đến từ việc khai thác rừng, bao gồm thực vật trong rừng và các sinh vật rừng như gỗ, song, tre,.. Lâm sản có giá trị với nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho nhu cầu con người. Ngoài lâm sản ta có thể gọi đây là thổ sản, với nhiều chức năng như nguyên liệu, nội thất, trang trí. 

Thủy sản là tất cả các thành phẩm chúng ta thu được từ môi trường nước, cung cấp cho con người với nhiều mục đích khác nhau. Những loại thủy sản phổ biến nhất cũng như được biết đến nhiều nhất đó là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người từ môi trường nước. 

Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản

Đây là lương thực, thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Như chất béo, chất xơ, chất đạm, protein, vitamin cùng với các khoáng chất… Một số nông, lâm, thủy sản nổi bật cũng như phổ biến: Gạo, bột mì, dấm, măng ngâm dấm, cà pháo muối, ô mai, cá mực khô, tôm khô, mắm cá, mực sốt thái đóng hộp,… Với đặc tính chứa nhiều nước, cụ thể là rau củ 70 – 95%, thịt 50 – 80%, khoai sắn 60 – 70%, thóc ngô lạc 20 – 30%. Vi sinh vật dễ xâm nhập gây thối hỏng thực phẩm. Chất xơ có trong lâm sản, nguyên liệu chính.

Công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản có mục đích gì?

Mục đích đầu tiên cũng là mục đích quan trọng nhất đó là duy trì những đặc tính quan trọng ban đầu, hạn chế tối đa tổn thất về chất lượng cũng như số lượng. Mục đích có thể tạo ra nhiều sản phẩm, đa dạng sản phẩm đối với người dùng. Đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng với chất lượng, lượng dinh dưỡng là tối đa. Việc bảo quản gặp thuận lợi sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Họ thường bảo quản ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ ngoài môi trường ngăn chặn các vi sinh vật, côn trùng làm hỏng sản phẩm. Thường các sản phẩm sẽ được bảo quản ở kho đông lạnh hoặc trong silo.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản như thế nào trong quá trình bảo quản

Yếu tố tác động trực tiếp đến thành phẩm cũng như chất lượng. Khi nhiệt độ cao sẽ làm nông, lâm, thủy sản bị mất nước, đó là nguyên nhân gây nên tình trạng héo úa và không tươi. Vậy chúng ta nên giữ mức nhiệt một cách cố định và mức nhiệt phải duy trì ở mức nhiệt thấp. Nhiệt độ thấp quá trình thoát hơi nước sẽ bị giảm thiểu tối đa, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa các loại vi sinh vật làm hỏng sản phẩm. Có thể hiểu đơn giản rằng nhiệt độ tăng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các côn trùng gây hại, mặt khác thúc đẩy các phản ứng sinh hóa của sản phẩm. Khi quá trình ngủ nghỉ của hạt bị tác động dẫn đến chất lượng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. 

Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản nông, lâm, thủy sản

Yếu tố độ ẩm là một yếu tố quan trọng cần phải chú ý. Khi độ ẩm quá cao dẫn đến sản phẩm bị ẩm dẫn đến vi sinh vật phát triển gây hỏng. Có thể bạn chưa biết thóc có thể bảo quản là 70 – 80% còn rau quả tươi là 85 – 90%. Yếu tố không khí khi quá cao sẽ tạo môi trường cho vi sinh vật và côn trùng gây hại. Đồng thời thúc đẩy phản ứng hóa học của sản phẩm, chất lượng sẽ bị giảm, năng suất thấp. Yếu tố môi trường tự nhiên thích hợp với vi sinh vật, côn trùng,… Chúng sẽ phát triển một cách nhanh chóng, chúng sẽ xâm nhập và phá hoại sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Yếu tố ánh sáng là yếu tố không thể thiếu. Ánh sáng sẽ tạo nên nhiệt độ, bởi vậy khi ánh sáng quá nhiều tạo ra nhiệt năng sẽ làm nền nhiệt tăng cao. Cần phải hạn chế ánh sáng tối đa trong quá trình bảo quản, ngoài làm tăng nhiệt nó còn làm cho bề mặt của nông sản bị nhăn nheo và đó là nguyên nhân dẫn đến cấu trúc bề mặt bị phá vỡ.

Tại sao ở điều kiện thường nông, lâm, thủy sản lại khó bảo quản?

Trong điều kiện thường vi sinh vật phát triển mạnh bởi đó là môi trường sống của chúng. Đồng thời các enzym cũng hoạt động mạnh dẫn đến các sản phẩm nông sản sẽ bị héo úa cũng như thủy sản sẽ bị hỏng và nhanh bị phân hủy. Lượng nước trong hoa quả tươi chính là điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Với khí hậu Việt Nam, chúng ta cần bảo quản ở môi trường khô, thoáng nhiệt độ cao khoảng 15 – 20 độ C. Nên tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, cũng như những hương liệu và các yếu tố gây tạp nhiễm. 

Các hoạt động trong công tác bảo quản có thể biết

Có rất nhiều cách để bảo quản nông sản như xay lúa, chế biến thịt, các loại rau củ sẽ được hút chân không đảm bảo không tiếp xúc với không khí. Chế biến các loại thủy sản đóng hộp hay sấy khô. Các loại hạt thường sẽ được sấy khô. Ngoài ra thủy sản còn được bảo quản trong kho đông lạnh. Lâm sản sẽ thường được ngâm dưới nước khi chưa sử dụng đến sau đó qua các quy trình chế biến.

Công tác bảo quản và công tác chế biến nông, lâm, thủy sản có mối quan hệ như thế nào?

Công tác bảo quản và chế biến là hai quá trình khác nhau. Công tác bảo quản là quá trình làm tươi và không để sản phẩm bị hỏng giúp cho sản phẩm có giá trị sử dụng lâu nhất có thể. Công tác chế biến là quá trình chế biến, sản phẩm được qua các bước để đến tay người dùng. Nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng đến nhau cũng như chất lượng sẽ giảm nếu một trong hai gặp khó khăn. Bảo quản và chế biến đều hướng tới mục đích sản phẩm tươi ngon, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng khi đến tay người dùng. Khi công tác bảo quản tốt thì công tác chế biến sẽ đạt được yêu cầu về chất lượng một cách tối đa nhất. Nếu công tác bảo quản không tốt, công tác chế biến sẽ không đạt được yêu cầu của sản phẩm. Chất dinh dưỡng có trong sản phẩm sẽ giảm ngoài ra còn có thể xuất hiện các chất không tốt gây ảnh hưởng đến người dùng. 

Hoạt động bảo quản nông, lâm, thủy sản là một bước quan trọng trong quá trình tham gia vào thị trường người tiêu dùng. Nó chiếm 70% thành quả của hoạt động kinh doanh sản phẩm và thu hoạch kết quả ngoài yếu tố người dùng và nguyên liệu đầu vào. Trên đây là bài viết xoay quanh các vấn đề liên quan đến quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản. Rất mong bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực nông, lâm, thủy sản!

Xem Thêm Tình hình nông nghiệp ở đàng ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam – Bắc triều như thế nào? tại đây

Kiến Thức Chung -