Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì?

Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông là gì? Thời phong kiến đã xuất hiện chính sách gì để tăng được lực lượng sản xuất mà khi chiến tranh đến vẫn giữ vững được lực lượng chiến đấu vững vàng. Trước hết hãy cùng đi tìm hiểu về chính sách ngụ binh ư nông và sau đó là tác dụng của chính sách này đối với đất nước ở thời xưa nhé!

Contents

Ngụ binh ư nông là gì?

 

Ngụ binh ư nông là một chính sách để xây dựng các lực lượng về quân sự trong thời phong kiến xưa, được sử dụng từ thời đại nhà Đinh đến nhà Lê sơ. Theo nghĩa của tiếng Việt thì ngự binh u nông tức là gửi quân binh vào trong nông nghiệp. Hay có thể hiểu là cho những người binh lính tham gia vào lao động sản xuất ở các địa phương vào một khoảng thời gian xác định. Nước Việt Nam thời phong kiến đã áp dụng chính sách này để dựng nên lực lượng quân sự.

Lịch sử ra đời của chính sách

 

Chính sách này được áp dụng bắt đầu từ nhà Đinh đến nhà Lê Sơ. Triều đại phong kiến dùng chính sách ngụ binh ư nông đầu tiên là nhà Đinh. Từ thời nhà Lý, quân đội được dựng nên có tính chính quy và bị phân cấp thành quân trong triều đình với quân ở địa phương. Những người thanh niên khỏe mạnh được cấm quân tuyển ở cả đất nước và đảm bảo an toàn cho vua và cả kinh thành. Ở các địa phương thì được chọn lựa những thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng từ tuổi 18 và canh phòng tại các lộ và phủ. Nhà Lý cho lực lượng quân lính thay phiên nhau cày ruộng còn những thanh niên đã đăng ký nhưng vẫn ở nhà để chờ lệnh gọi điều đi lao động. Trong quân đội luôn kỉ luật và nghiêm minh, huấn luyện một cách chu đáo. Giáo mác, kiếm, đao, cung, nỏ, các máy bắn đá là những vũ khí trang bị cho lực lượng trong quân đội. Sang nhà Trần được thêm lực lượng quân của các vương hầu, thêm nhưng cũng không quá nhiều. Lực lượng này đã bị xóa bỏ khi sang thời nhà Hậu Lê, chính sách này cũng được áp dụng cho cả cấm quân tại kinh thành. Cho đến thời nhà Mạc thì chính sách ngụ binh ư nông không còn được dùng nữa mà thay vào đó là chế độ binh điền để ưu đãi cho quân đội. Đến năm 1790 thì một dạng của chính sách này được Nguyễn Ánh thực hiện ở khu Gia Định (miền cực nam Đại Việt). Lực lượng binh lính cũng từ đó mà được huy động tham gia vào sản xuất về nông nghiệp. Ngụ binh ư nông là hoạt động liên kết giữa vấn đề quân sự và nông nghiệp, kinh tế với quân sự, có thể chuyển từ thời bình sang thời chiến tranh khi cần thiết.

Ưu điểm của ngụ binh ư nông

 

Chính sách này thể hiện được tình quân dân khăng khít, là một yếu tố rất cần thiết làm cho quân đội nước ta có thể giành chiến thắng trên mọi mặt trận lớn. Cũng có thể nói chính sách ngụ binh ư nông là một chính sách vô cùng thông minh, vừa giữ vững được lương thực duy trì được quân số, vừa duy trì giữ cho các trận đánh kéo dài lâu hơn. Khiến cho lực lượng bộ đội sẽ thích ứng được với những điều kiện vất vả khó khăn.

Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông trong quân đội

 

Chính sách này được đưa ra có tác dụng giúp cho nông nghiệp nước nhà vừa phát triển, khi cần lực lượng chiến đấu lúc nào cũng có thể đáp ứng được. Lực lượng chiến đấu luôn trong tư thế sẵn sàng và nguồn lao động sản xuất nông nghiệp cũng chất lượng. Thuận tiện cho hai thời thế, khi đất nước bình yên thì tăng gia sản xuất nông nghiệp còn khi ở thời chiến tranh thì cầm súng lên và chiến đấu đánh tan quân giặc. Không phân biệt hai lực lượng quan trọng của đất nước là quân đội và nông dân. Ở đâu có dân là ở đó có quân.

Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông, bài viết trên đây đã nêu rất rõ, hãy cùng theo dõi để tìm hiểu hơn ở thời phong kiến xưa nhà nước đã có những chính sách như thế nào để dựng xây nước nhà nhé!

 Xem Thêm Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới của đất tại đây

Tài Liệu -