Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi – Kiến thức sinh học 

Hồng Cầu kết hợp với chất khí nào sẽ có màu đỏ tươi? Hồng cầu là một trong những thành phần máu vô cùng tiêu biểu, chức năng chính là vận chuyển Oxy. Tế bào hồng cầu – hồng cầu là loại tế bào trong máu vô cùng phổ biến với động vật có xương. Cung cấp lượng Oxy đến với các mô của cơ thể máu chảy từ hệ tuần hoàn. Vậy tại sao máu lại có màu đỏ, hãy cùng mình tìm hiểu nhé! 

Contents

Khái niệm về máu

Máu là dịch lỏng. Máu gồm nhiều thành phần khác nhau liên quan đến cuộc sống ở cơ thể người. Máu bao gồm 2 thành phần chính đó là: Các tế bào máu cùng với huyết tương. Các tế bào trong máu có 3 loại là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi thành phần đều có chức năng riêng trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu được sinh ra từ tủy xương và có vòng tuần hoàn khép kín.

Hồng cầu

 

 

Hồng cầu nằm trong thành phần của máu. Chức năng chính là vận chuyển Oxy từ phổi đến các mô đồng thời nhận C02 ở các mô đào thải lên ở phổi và có chứa Hemoglobin. Hồng cầu được sinh ra ở tủy xương và phân hủy ở lách. Hồng cầu tồn tại được khoảng 120 ngày. Hằng ngày có từ 200 – 400 tỷ lượng hồng cầu chết và bị hủy hoại tại gan và lách. Số lượng hồng cầu được sinh mới sẽ được thay thế rồi duy trì với chức năng của chúng của cơ thể.

Lượng hồng cầu trong cơ thể con người:

Máu có màu đỏ do đâu?

Thật ra dưới lớp da của chúng ta có rất nhiều màu sắc. Phổ da là màu hồng, gan có màu nâu, não chúng ta có màu xám. Và màu đỏ đó chính là thứ chảy trong tĩnh mạch, động mạch của chúng ta. Các tế bào hồng cầu là yếu tố trực tiếp của máu có màu đỏ và tiểu cầu – bạch cầu không tham gia vào màu sắc của máu. Máu ở động mạch đi từ tim đến phổi có màu đỏ tươi bất kể là bên trong hay bên ngoài cơ thể. Cụ thể như khi chúng ta đứt tay, vết thương sẽ chảy máu và có màu đỏ tươi. Đồng nghĩa với việc động mạch của chúng ta bị thương. Có phải chúng ta thường thấy màu xanh lam là màu tĩnh mạch hay không? Thực chất tĩnh mạch không hề có màu xanh, bởi đó là ảo ảnh mà mắt chúng ta nhìn thấy.  

Nhờ loại sắc tố nào mà hồng cầu có được khả năng vận chuyển khí

Trong tế bào hồng cầu có chứa Hemoglobin. Vậy Hemoglobin là gì và có chức năng gì? Hemoglobin là thành phần chính trong tế bào hồng cầu. Vận chuyển Oxy và CO2 là chức năng chính, nếu thiếu Hemoglobin thì cơ thể sẽ gặp khó khăn. Bởi cơ thể cần được cung cấp đủ lượng Oxy cho các tế bào tồn tại. Ngoài ra, Hemoglobin còn là một protein trong tế bào hồng cầu. Mang Oxy đến các cơ quan trong cơ thể và đưa CO2 từ các cơ quan – mô trở lại phổi. Hiện tượng thiếu máu chính là biểu hiện của việc hồng cầu thấp, đồng nghĩa với Hemoglobin trong cơ thể đang thấp hơn so với bình thường.

Lượng huyết tương chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thể tích trong tế bào máu  

Huyết tương chứa nhiều nước và là yếu tố không thể thiếu trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Huyết tương sẽ thay đổi khi tình trạng cơ thể thay đổi. Sau khi ăn sẽ có màu đục, sau ăn khoảng vài giờ thì huyết tương sẽ chuyển màu vàng chanh. Trong máu, huyết tương chiếm 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Vậy nên, huyết tương là một trong số những thành phần quan trọng nhất của cơ thể. Ngoài ra, về thể tích nó chứa khoảng 90%, còn lại dành cho 10% các chất tan được như protein và các thành phần khác.

Trong cơ thể sống, tế bào chìm trong loại dịch nào?

Loại dịch bao trùm tế bào trong cơ thể sống đó là dịch mô. Dịch mô nằm trong không gian giữa các tế bào trong các mô, là dịch ngoại bào và chúng đi vào mạch máu sau đó được loại bỏ bởi hệ thống bạch huyết. Có thể coi dịch mô là phần huyết tương bị rò rỉ, do áp lực của thủy tĩnh nên ở lại mao mạch.

Cơ thể sống bị mất nước trong trường hợp nào?

Khi cơ thể bị mất nước là tình trạng lượng nước được nạp vào cơ thể quá ít so với lượng nước được thải ra.

Nguyên nhân là gì?

Để nhận biết khi nào cơ thể thiếu nước, chú ý những dấu hiệu sau:

Số lượng trung bình hồng cầu của người Việt Nam

Tại Việt Nam, đối với nam giới khoảng 4,2 triệu trên mm3 máu. Đối với nữ giới khoảng 3,8 triệu trên mm3 máu. Ngoài ra, lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể. Trung bình khoảng 77ml/kg cân nặng đối với nam và 66ml/kg cân nặng đối với nữ.

Loại ion tham gia vào quá trình hình thành khối máu bị đông khi mạch máu bị vỡ

Một trong những dấu hiệu nhận biết khi vỡ mạch máu là xuất hiện những vết bầm tím trên bề mặt da. Các vết bầm sẽ hoàn toàn khác nhau với các màu sắc cũng khác nhau. Có thể là xanh đen, xanh vàng cũng có thể là đỏ hoặc tím. Khi mạch máu bị vỡ, Ca2+ sẽ tham gia vào cơ chế hình thành khối máu đông.   

Cơ chế đông máu có thể hiểu đơn giản như sau:

Loại tế bào có khả năng tiết kháng thể trong cơ thể con người

Bạch cầu Lympho có khả năng tiết kháng thể trong cơ thể người. Bạch cầu Lympho được sinh ra ở tủy xương và xuất hiện trong máu cũng như các mô bạch huyết. Đây là loại tế bào miễn dịch chính. Bạch cầu Lympho là một trong 5 loại của bạch cầu. Có chức năng tiêu diệt vật lạ khi chúng vào cơ thể. Nó sản xuất các kháng thể với khả năng ghi nhớ, triệt tiêu vật lạ và nhận diện vật lạ trong những lần tiếp theo nếu việc nhiễm trùng xảy ra trong quá trình miễn dịch cơ thể.  

Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi. Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được những điều cần biết về hồng cầu, một số vấn đề liên quan và giải đáp được thắc mắc rằng: Hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu có màu đỏ tươi. Mong rằng kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. 

Xem Thêm Giun đũa kí sinh ở đâu trong cơ thể người? tại đây

Kiến Thức Chung, Hỏi Đáp -