Lịch sử người đứng đầu nhà nước phong kiến là ai?
Người đứng đầu nhà nước phong kiến là ai? Nhà nước phong kiến là kiểu thứ 2 trong tất cả 4 loại kiểu nhà nước của xã hội loài người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nhà nước phong kiến và ai là người đứng đầu nhé!
Contents
Giai cấp phong kiến là gì?
Xã hội của loài người đang trong quá trình trải qua 4 kiểu loại nhà nước. Gồm có kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu tư bản chủ nghĩa, kiểu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phong kiến là kiểu thứ 2 mà loài người đã trải qua và được xuất hiện từ sau tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, hay sự xuất hiện từ việc tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Có hai giai cấp phong kiến đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Thứ nhất, với giai cấp thống trị là bao gồm vua và địa chủ những người cai trị bộ máy nhà nước. Thứ hai, với giai cấp bị trị đó là những người nông dân bị giai cấp địa chủ bóc lột sức lao động nặng nề.
Chế độ phong kiến là gì?
Chế độ phong kiến là một chế độ địa chủ chuyên bóc lột những người nông dân. Cơ sở về kinh tế của nhà nước thứ 2 là một phương thức sản xuất phong kiến có nét đặc trưng, có chế độ chiếm hữu ruộng đất của nhà vua và chiếm hữu đất của giai cấp địa chủ. Với lực lượng sản xuất đa phần là do người nông dân. Chế độ phong kiến được chia làm hai giai cấp. Một là giai cấp thống trị, hai là giai cấp bị trị. Vua, địa chủ thuộc giai cấp thống trị còn người nông dân bị bóc lột sức lao động là giai cấp bị trị. Với các nhà nước thời phong kiến thì bộ máy quản lý nhà nước là một công cụ sử dụng để bảo vệ và phục tùng cho vua chúa và bọn quan lại, địa chủ. Cùng với đó là việc trấn áp tầng lớp giai cấp nông dân và người lao động khác trong xã hội phong kiến. Quân chủ chuyên chế là một hình thức của nhà nước thời phong kiến, nhà vua có quyền lực vô hạn. Bộ máy của nhà nước tuy chưa phân chia và thực hiện các quyền của nhà nước thành quyền lập pháp, hành và tư pháp nhưng ở trung ương thì đã xuất hiện các bộ có nhiều chức năng khác nhau. Ở các địa phương, quan lại vừa thi hành quyền cai trị hành chính vừa thực hiện nhiệm vụ xét xử.
Bộ máy nhà nước phong kiến
Ở các nước phương Đông, nhà nước phong kiến ra đời có nhiều sự khác biệt, không có mốc thời gian cho một sự mở đầu. Hầu như các ranh giới giữa các chế độ không được rõ ràng. Điển hình là chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Không có sự khác biệt nào về bản chất của các phương thức sản xuất hai thời kì này. Vậy nên ở phương Đông các nước đang trong thời kỳ đầu gồm quan hệ sản xuất giữa bộ máy nhà nước và nông dân là chủ yếu. Về sau những mối quan hệ như: Quan hệ dựa vào sở hữu tư nhân của giai cấp địa chủ, phong kiến về tình hình đất đai được dựng lên rồi phát triển mạnh mẽ hơn. Xã hội của các nước phương Đông, người nông dân sẽ được cấp ruộng đất và được sở hữu riêng, tự phải canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Còn những người dân mà không có đất thì sẽ phải lĩnh canh phần ruộng đất của địa chủ rồi nộp địa tô. Giai cấp nông dân ở thời điểm này chủ yếu là phụ thuộc vào giai cấp địa chủ. Cũng vì lý do bóc lột sức lao động mạnh mẽ cho nên mâu thuẫn gay gắt đã xảy ra. Về việc củng cố địa vị và mục đích mở rộng bờ cõi, ở quá trình hình thành cũng như phát triển đất nước. Nước nào mạnh hơn thì sẽ thắng cho nên sự cạnh tranh giữa các nước cũng nổ ra mạnh mẽ hơn. Các nước tiến hành đô hộ lẫn nhau, xảy ra chiến tranh giữa các nước. Ngay cả nội bộ trong một nước còn có thể xảy ra chiến tranh được thì việc các nước xảy ra chiến tranh là một việc vô cùng phổ biến. Dần dần qua năm tháng, quan hệ sản xuất của nhà nước phong kiến càng lỗi thời. Trong xã hội mâu thuẫn tăng lên, xã hội dần hình thành các kiểu quan hệ sản xuất mới cũng như xuất hiện các kiểu giai cấp mới.
Vì sao nhà nước phong kiến không có nền dân chủ?
Nhà nước phong kiến là nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền lực của nhân dân lao động tiếp tục bị giai cấp quý tộc phong kiến chiếm lấy. Và người đứng đầu là giai cấp thống trị gồm có vua chúa và địa chủ không phải là giai cấp nông dân. Cho nên có thể nói là nhà nước phong kiến không có dân chủ. Dân không được tự quyết định số phận của mình, nhân dân không được bầu ra vua. Bản chất của giai cấp phong kiến là quyền lực nằm trong tay vua chúa. Vua là bậc thiên tử, là con của trời, vua nắm luôn tất cả quyền hành, luật pháp.
Bản chất nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến là một kiểu nhà nước tương đương với hình thái kinh tế và xã hội thời phong kiến. Là kiểu phát triển hơn kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ. Về mặt thời gian thì chế độ phong kiến của các nước phương Đông được hình thành trước ở nước Trung Quốc, thế kỷ III trước công nguyên. Còn đối với các nước phương Tây thì hình thành trước là ở Tây Âu vào thế kỷ V sau công nguyên. Xét về mặt không gian thì các nước phương Tây chế độ phong kiến được ra đời dựa trên chế độ thấp nhất là chiếm hữu nô lệ trước đây đã có thời gian phát triển đạt đến đỉnh cao. Ở phương Đông thì ra đời dựa trên chế độ nô lệ phát triển không được đầy đủ, quan hệ với nô lệ mang tính gia trưởng. Ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình phát triển của chế độ thời phong kiến và nhà nước thời phong kiến.
Về cơ sở kinh tế và xã hội của nhà nước thời phong kiến. Ở chế độ phong kiến thì có hai giai cấp là địa chủ và những người nông dân. Địa tô là hình thức bóc lột chủ yếu và sau đó là tầng lớp thợ thủ công và thị dân. Chế độ thời phong kiến có ruộng đất là tư liệu sản xuất chính thức.
Điều kiện của kinh tế và xã hội quyết định bản chất của nước phong kiến. Tính giai cấp ở nhà nước thời phong kiến là sâu sắc nhất không kém cạnh nhà nước chủ nô. Cho dù là nhà nước của phương Đông hay phương Tây thì vẫn có những điểm khác nhưng rồi bản chất của nhà nước phong kiến thì vẫn chỉ có một thôi. Công cụ của giai cấp phong kiến là đàn áp, bóc lột mạnh mẽ tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ vị thế và quyền lợi của giai cấp phong kiến bị thống trị.
Xã hội phong kiến là gì?
Xã hội phong kiến là một chế độ sau xã hội cổ đại, được dựng lên do cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Sự suy vong của hai xã hội phương Đông và phương Tây rất khác nhau. Cho nên việc hình thành xã hội phong kiến của hai khu vực phương Đông và phương Tây cũng có sự khác biệt. Ở phương Đông xã hội phong kiến được hình thành khoảng thời gian thế kỷ III đến thế kỷ X nhưng sau đó phát triển chậm từ thế kỷ X đến khoảng thế kỷ XV. Rơi vào khủng hoảng kéo dài từ thế kỷ XVI tới giữa thế kỷ XIX. Bị lệ thuộc và trở thành thuộc địa của các nước tư bản của phương Tây. Với xã hội phong kiến ở phương Tây thì được hình thành muộn vào khoảng thế kỷ V đến thế kỷ X, giai đoạn phát triển là thế kỷ XI đến thế kỷ XV, rơi vào suy yếu khủng hoảng ở thế kỷ XIV tới thế kỷ XV.
Người đứng đầu nhà nước phong kiến là ai? Bài viết trên đã cho thấy nhóm người trong giai cấp thống trị đứng đầu là nhà vua để cai trị bộ máy nhà nước. Và ở giai cấp phong kiến không có nền dân chủ, tất cả đều do vua đứng đầu lập và thực hiện, nhân dân chỉ cần làm theo. Hãy đọc thật kỹ bài viết trên để hiểu hơn về chế độ giai cấp phong kiến nhé!
Xem Thêm Chồng của Thúy Vân là ai? tại đây
Kiến Thức Chung -Ứng dụng về học tập online Azota giám sát như thế nào?
Yếu tố quyết định đến thành phần cơ giới đất là gì?
Đâu là những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới?
Sĩ quan tại ngũ được hiểu như thế nào là đúng?
Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông-lâm-thủy sản tốt nhất?
Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi – Kiến thức sinh học
Khi Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở đâu?