Nên bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lý nhất?

Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lý? Diễn biến về thời tiết luôn là vấn đề quan trọng trong nông nghiệp đặc biệt hơn là trồng lúa. Thường thì vào thời điểm thời tiết mát mẻ, có mưa phùn nhỏ sẽ là thời điểm tốt nhất cho cây lúa hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Để hiểu kỹ hơn về điều kiên thời tiết tốt mà người nông dân cần bón đạm cho lúa hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Contents

Bón đạm trong thời tiết như thế nào?

Ở nước ta, nắng nóng và nhiệt độ không khí cao, hơn nữa là hạn hán xảy ra. Do thời tiết nắng nóng, có gió tây nam thổi về sẽ dẫn đến tình trạng hạn cho đất và không khí khiến cho thành quả dùng phân bón cây trồng bị giảm đi. Thông thường với 1 kg loại đạm Ure thì với cây lúa dùng 48% đến 53% nước trên tổng 100%. Lượng còn lại sẽ bị hòa tan vào nước rồi bốc hơi thành dạng khí bay vào trong không khí. Vậy nên để đạt được hiệu quả việc dùng phân bón vào mùa thu hay các vụ lúc nào cũng thua kém hơn so với vụ đông và xuân.

Biện pháp dùng phân bón hiệu quả

Có được thành quả khi bón phân vào vụ hè thu với thời tiết nắng nóng cần có các biện pháp sau đây: Cần nhanh chóng trong các vụ cấy. Ngay sau khi lúa xuân gặt xong thì người dân đã thực hiện vụ hè thu. Còn với khâu làm đất hạn chế cày kỹ làm đất nhuyễn, rơm hay rạ khi gặt xong giữ tại ruộng để máy bừa dập luôn, cấy rồi tiếp tục gieo mạ lên phía trên. Phương pháp này sẽ giúp cho kịp thời vụ. Một trong những lý do làm chua đất, bón phân không được hiệu quả, kém phát triển là do bước cày bừa không được làm kỹ, thời gian ngâm ngấm ít, rơm rạ thì vẫn còn tươi. Người dân nên bón cho cây ở mỗi sào từ 15 đến 20 kg vôi bột để cho cây lúa không bị ảnh hưởng nhiều, giảm chua đất trồng, bón phân sẽ được hiệu quả cao hơn. Hãy sử dụng hỗn hợp NPK hàm lượng cao phù hợp, bón thúc, bón lót và không nên dùng riêng lẻ từng loại phân. Với đạm nếu bón đơn thì phân sẽ bị tan nhanh trong nước và bay vào không khí khoảng 50%. Còn khi dùng hỗn hợp NPK sẽ làm chậm đi quá trình mất đạm lãng phí vào không khí do vo thành viên nhỏ chặt được sấy khô.

Bón thúc là một cách bón

Bón thúc là bón phân ở giai đoạn cây trồng đang phát triển như đẻ nhánh, phát triển ở thân và lá, tạo ra củ hay quả,… Để có đủ các chất dinh dưỡng và cân bằng cho cây đạt năng suất cao. Vai trò của bón thúc rất cần thiết và quan trọng. Nếu thiếu bước bón thúc cây sẽ còi, kém phát triển, giảm năng suất. Vậy loại phân nào sẽ dùng để bón thúc? Hãy dùng các loại dễ tan có các chất dinh dưỡng cho cây dễ dàng hấp thụ. Và loại đất nào, loại cây trồng, yếu tố thời tiết của từng vụ mùa giúp cho việc chọn loại phân, số lượng phân và khoảng thời gian để bón phân phù hợp nhất giúp tăng hiệu quả. Giai đoạn mà cây con đang phát triển biểu hiện như: Đẻ nhanh mới, cành lá phát triển,… hãy bón nhiều đạm hơn hai loại lân và kali. Phân NPK hàm lượng cao, lân và kali vừa đủ cũng có thể sử dụng được. Đối với giai đoạn nuôi quả hay củ, tích lượng đường… thì hãy sử dụng loại có lượng kali với đạm cao.

Bảo quản Đạm Ure bằng cách nào?       

Để bảo quản được loại đạm Ure thì cần phải che kín để ở nơi khô ráo thoáng, phân Ure được để trong chum hoặc vại sạch sẽ. Có thể dùng nilon để bọc, tránh lẫn với các phân bón khác để giữ được chất lượng cũng như cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đến cây.

Đất trồng là gì?          

    

Để có một cây trồng phát triển tốt và khỏe thì đất trồng là yếu tố không thể thiếu. Là một lớp tơi xốp trên bề mặt ở vỏ của trái đất, thực vật trên đó sinh trưởng và sống. Đất trồng được sinh ra trong sự thay đổi và chuyển biến của đá dưới sự tác động của khí hậu, các sinh vật, con người. Chọn đất trồng là khâu trước hết khi trồng cây, và sử dụng phân bón trong điều kiện thời tiết là bước quan trọng nữa.

Vai trò của đạm đối với cây lúa

Đạm giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển đến khi thu hoạch lúa. Ở các bộ phận trên cây lúa có chứa lượng đạm cao hơn ở bộ phận già của cây lúa. Để trồng lúa người nông dân không thể trồng lúa mà thiếu đạm, đạm là một yếu tố cơ bản liên quan đến quá trình hình thành nên các tế bào cũng như các cơ quan ở rễ, ở thân và ở lá của cây lúa. Giai đoạn đầu để sinh trưởng tốt, để lá có diện tích lớn hơn và có nhiều nhánh thì phải bón đạm. Nếu thiếu đi phân đạm cây lúa sẽ bị còi, thấp, lá nhỏ, việc đẻ nhánh kém đi, chất diệp lục bị sụt giảm, màu lá lúa ngả sang vàng, thu được số bông lúa và hạt lúa ít đi khiến năng suất vụ mùa giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu bạn cung cấp quá nhiều đạm cho cây lúa thì năng xuất vụ mùa cũng sẽ bị giảm đi. Bởi lá lúa sẽ to hơn, cây lúa cao xuất hiện lúa lốp, đổ sớm.

Nhu cầu về đạm đối với lúa

Bón đúng lượng sẽ thu được hiệu quả tốt nhất, ở mọi vụ đều phải cân nhắc đủ hàm lượng đạm. Khi có đủ lượng đạm ở đất sẽ làm tăng diện tích của lá lúa, chồi và tăng được năng suất lúa. Khi nhiều quá sẽ làm cây phát triển quá mức gây đổ cây còn khi đang trong giai đoạn sinh sản thì cây lúa sẽ đẻ nhiều nhánh tăng nhiều hạt lép và có nhiều chồi non hơn. Đạm rất cần thiết nhưng hàm lượng đủ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho vụ mùa.

Cách sử dụng phân đạm hiệu quả

40% là tỷ lệ đạm mà cây lúa sẽ hấp thụ khi được bón, 60% còn lại sẽ bị mất. Trong 60% thì có 40% bốc hơi và trôi, còn 20% còn lại sẽ bị giữ ở đất cho vụ sau. Vậy nên phải chọn cách bón làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất, khiến cho cây lúa hấp thụ đạm đầy đủ. Thời điểm phù hợp nhất cho việc bón đạm là vào thời điểm cấy cho tới khi lúa bắt đầu lên đòng. Không bên bón lúa khi mới cấy xong bằng phân đạm. Chú ý khi thấy ruộng khô nẻ thì phải bơm nước vào để đạm không bốc hơi và bay đi mất. Trời sắp mưa cũng không nên sử dụng đạm để bón, điều này sẽ khiến cho lượng đạm bạn bón lãng phí vì mưa làm rửa trôi đạm. Vào thời điểm trời quang đãng, buổi sáng hoặc chiều mát sẽ là thời điểm vàng cho người dân bón đạm cho cây là hiệu quả nhất. Ruộng đồng cần được giữ sạch cỏ dại, trước khi bón cũng phải làm cho vườn ruộng sạch cỏ. Bởi vì những loại cỏ dại sẽ ăn đạm của lúa khiến chúng mọc nhanh hơn không chỉ vậy mà nước tưới, ánh sáng hay không gian sống cũng bị chiếm mất. Lúc này sâu bệnh là loài được phát triển nhất. Làm cỏ trong khoảng 30 ngày sau khi vào cấy để tránh giảm năng xuất cây lúa. Khi người nông dân bón thúc đạm thì không nên bón lúc lá cây lúa vẫn ướt tránh việc đạm sẽ dính trên lá mà không rơi xuống dưới đất. Lá dễ bị cháy và số đạm dính trên lá lúa sẽ bay vào không khí mất. Khi trời mưa cũng vậy không nên bón để đạm dính trên lá lúa bị rửa trôi đi mất.

Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lý? Ngoài cách bón đạm vào thời tiết hợp lý thì bài viết trên đây cũng cung cấp thêm thông tin về cách sử dụng đạm hiệu quả, nhu cầu của đạm đối với lúa để phục vụ tốt hơn cho người nông dân trồng lúa. Hãy theo dõi bài trên thật kỹ nhé!

Xem Thêm Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông, lâm, thủy, sản? tại đây

 

 

Hỏi Đáp -